Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ tại các trung tâm anh ngữ lại không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính:
1- Không thành công vì học ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt
Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng thì chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đã tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rõ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà còn vì "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết mình ", họ học chóng giỏi là vì thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân tôi (Vũ Văn Chuyên) khi biết tôi được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là tôi lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola còn có thể hoàn thành nhiệm vụ được. Còn tôi (Phạm Văn Vĩnh ) khi biết rằng tôi sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to ( Mông cổ ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định ( lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga ), thế là khi đó tôi cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó còn có đất dụng võ. Sau này, vì ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto vì những tiếng này chúng tôi đã dạy và soạn nhiều sách xuất bản liên tục từ 1950 đến nay ). Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích thì dễ "vào" biết bao nhiêu! Còn khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn , võ luyện , quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ .
Mấy năm nay , có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần thì họ mong sang Đức vì có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần thì mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng vì có mục đích nên họ học " chết thôi ", còn nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đình " thì học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5 chúng tôi được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài , nên chúng tôi đã phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem tình hình của sinh viên mà chúng tôi đã đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend ( QCE ) thì ông Rô-be S-Mít ( Robert Smith ),Giám đốc QCE có chỉ cho chúng tôi một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn . . . . Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác thì biết rõ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính , chứ còn học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc gì cũng phải mục đích , nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rõ rệt .
2 - Không thành công vì học ngoại ngữ thiếu kiên trì
Một số không ít người thiếu kiên trì trong học tập ngoại ngữ. Những tháng đầu, năm đầu, nội dung học còn đơn giản, trí óc làm việc còn thuận lợi, tốc độ tiến bộ nhanh, nên ai học cũng thấy phấn khởi. Nhưng những ngày sau, tháng sau, năm sau, số lượng "từ" ngày càng nhiều lên, trí nhớ phải làm việc nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, nên việc học ngoại ngữ đã trở thành khó khăn hơn. Nhiều bài tập không làm được. Vắng lớp một vài buổi thì hôm sau đến nghe ù ù, cạc cạc, chán vì không hiểu, tắc lưỡi, học buổi đực, buổi cái rồi đành nghỉ hẳn. Những người thiếu đức tính kiên trì đã không chịu tìm cách khắc phục những khó khăn, vất vả đó để vượt lên; họ đâm chán nản và bỏ cuộc. Thế là công dã tràng.
Nhà biên soạn Bách khoa Toàn Thư đầu tiên của nước Pháp Đê-nít Đi-đơ-rô ( Denis Diderot ) ( 1713- 1784 ), đã kiên trì suốt đời học thêm ngoại ngữ để có thể tham khảo các sách của nhiều nước khác nhau về nhiều lĩnh vực : toán học , thiên văn học , triết học , ngôn ngữ , pháp luật , văn học , nghệ thuật . . .Nhờ biết nhiều ngoại ngữ nên Diderot mới tham khảo được các tác phẩm khoa học , nghệ thuật , văn học của nhiều nước khác nhau. Nhờ có nhiều ngoại ngữ, nên Diderot mới có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí Tổng Biên tập công trình Đại Bách khoa toàn thư ( Grande Encyclopédie ) của nước Pháp. . Trong suốt 25 năm liền từ 1747 ( 34 tuổi ) đến mãi năm 1772 ( 59 tuổi ) , nhờ kiên trì học tập và lao động trí tuệ nên từ 1751 đến 1772 , trong suốt 21 năm trời đằng đẵng Diderot đã xuất bản được 21 tập Từ điển Bách khoa. Vậy, không kiên trì không thể nào liền trong 25 năm làm cùng một công việc trí tuệ vô cùng nặng nhọc như học ngoại ngữ và biên soạn Bách khoa toàn thư được . Xin xem thêm chương : " Bài học rút ra từ Đi-đơ-rô " cũng có trong cuốn này.
1- Không thành công vì học ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt
Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng thì chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đã tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rõ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà còn vì "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết mình ", họ học chóng giỏi là vì thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân tôi (Vũ Văn Chuyên) khi biết tôi được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là tôi lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola còn có thể hoàn thành nhiệm vụ được. Còn tôi (Phạm Văn Vĩnh ) khi biết rằng tôi sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to ( Mông cổ ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định ( lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga ), thế là khi đó tôi cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó còn có đất dụng võ. Sau này, vì ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto vì những tiếng này chúng tôi đã dạy và soạn nhiều sách xuất bản liên tục từ 1950 đến nay ). Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích thì dễ "vào" biết bao nhiêu! Còn khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn , võ luyện , quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ .
Mấy năm nay , có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần thì họ mong sang Đức vì có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần thì mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng vì có mục đích nên họ học " chết thôi ", còn nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đình " thì học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5 chúng tôi được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài , nên chúng tôi đã phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem tình hình của sinh viên mà chúng tôi đã đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend ( QCE ) thì ông Rô-be S-Mít ( Robert Smith ),Giám đốc QCE có chỉ cho chúng tôi một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn . . . . Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác thì biết rõ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính , chứ còn học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc gì cũng phải mục đích , nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rõ rệt .
2 - Không thành công vì học ngoại ngữ thiếu kiên trì
Một số không ít người thiếu kiên trì trong học tập ngoại ngữ. Những tháng đầu, năm đầu, nội dung học còn đơn giản, trí óc làm việc còn thuận lợi, tốc độ tiến bộ nhanh, nên ai học cũng thấy phấn khởi. Nhưng những ngày sau, tháng sau, năm sau, số lượng "từ" ngày càng nhiều lên, trí nhớ phải làm việc nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, nên việc học ngoại ngữ đã trở thành khó khăn hơn. Nhiều bài tập không làm được. Vắng lớp một vài buổi thì hôm sau đến nghe ù ù, cạc cạc, chán vì không hiểu, tắc lưỡi, học buổi đực, buổi cái rồi đành nghỉ hẳn. Những người thiếu đức tính kiên trì đã không chịu tìm cách khắc phục những khó khăn, vất vả đó để vượt lên; họ đâm chán nản và bỏ cuộc. Thế là công dã tràng.
Nhà biên soạn Bách khoa Toàn Thư đầu tiên của nước Pháp Đê-nít Đi-đơ-rô ( Denis Diderot ) ( 1713- 1784 ), đã kiên trì suốt đời học thêm ngoại ngữ để có thể tham khảo các sách của nhiều nước khác nhau về nhiều lĩnh vực : toán học , thiên văn học , triết học , ngôn ngữ , pháp luật , văn học , nghệ thuật . . .Nhờ biết nhiều ngoại ngữ nên Diderot mới tham khảo được các tác phẩm khoa học , nghệ thuật , văn học của nhiều nước khác nhau. Nhờ có nhiều ngoại ngữ, nên Diderot mới có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí Tổng Biên tập công trình Đại Bách khoa toàn thư ( Grande Encyclopédie ) của nước Pháp. . Trong suốt 25 năm liền từ 1747 ( 34 tuổi ) đến mãi năm 1772 ( 59 tuổi ) , nhờ kiên trì học tập và lao động trí tuệ nên từ 1751 đến 1772 , trong suốt 21 năm trời đằng đẵng Diderot đã xuất bản được 21 tập Từ điển Bách khoa. Vậy, không kiên trì không thể nào liền trong 25 năm làm cùng một công việc trí tuệ vô cùng nặng nhọc như học ngoại ngữ và biên soạn Bách khoa toàn thư được . Xin xem thêm chương : " Bài học rút ra từ Đi-đơ-rô " cũng có trong cuốn này.
Trung tâm Anh ngữ I-CLC
Lầu 5, tòa nhà M-H, 728-730 Võ Văn Kiệt, Quận 5
Tel: 08.39225.990
Email: info@i-clc.edu.vn
Web: www.i-clc.edu.vn
Tel: ; Hotline: để biết thông tin ghi danh và đăng ký.