Bảng giá quảng cáo Google Adwords, Bảng giá Seo, trung tâm anh ngữ, Anh văn giao tiếp, Quảng cáo Google Adwords, dịch vụ Seo, Seo website, Bảng giá Seo website, Quảng bá website, Đào tạo Seo,
Mr Linh 01222334449 Ms Oanh: 01688809015 - Bình Định Mr Linh 01222334449 Email: giaiphapthuonghieu.org@gmail.com
Home » » Trung tâm ngoại ngữ – Nấm sau mưa hay hiệu ứng bên bờ vực?

Trung tâm ngoại ngữ – Nấm sau mưa hay hiệu ứng bên bờ vực?

Tôi là 8x đời cuối, sống giao thoa giữa 2 thời đại – vô tuyến trắng đen và Ipad siêu mỏng, tự nhận thấy mình đủ may mắn để trải nghiệm chặng bứt tốc thần kỳ của công nghệ xâm nhập vào đời sống con người. Ngày xưa, tôi phải lên thủ đô để nghe mấy cô người Tây triển lãm về tiếng Anh, thấy đọc thông viết thạo một ngoại ngữ khác là giấc mơ xa mà bàn tay cứ phải vươn và với mãi. Thuở ấy, nhắc tới Trung tâm Anh ngữ, chỉ có vài cái tên quanh quẩn hiện trong đầu: Language Link, Apollo, British Council.

Nhưng 6-7 năm gần đây, tôi đi dần từ hào hứng tới chai sạn khi thấy biển quảng cáo khai trương một Trung tâm đào tạo ngoại ngữ mới. Đỉnh cao là những ngày hè này, khi tìm thú giải khuây lành mạnh cho đứa em vừa hết lớp 10 tôi mới giật mình – có quá nhiều lựa chọn cho một tín đồ ngoại ngữ. Tôi tự hỏi, việc nở rộ các Trung tâm là hiện tượng nấm sau mưa – gặp buổi người người nhà nhà đua học tiếng Anh; hay là hiệu ứng bên bờ vực của đồ thị hình Sin – tín hiệu cho một thời tàn lụi đang đến gần?
Để giải bài toán cứ đay đi trở lại, tra tấn mãi não bộ giữa cái nóng nực mùa hè, tôi đành tẩn mẩn ngồi làm phép liệt kê. Những câu hỏi như thể được phóng thích, cứ tới tấp hiện ra trong đầu:
1. Có nhất thiết phải học ở Trung tâm?
Tôi thừa nhận rằng, các Trung tâm luôn cho người học một kiến thức bài bản và chính thống. Nhưng nếu mục tiêu của tôi là gặp mấy bạn Tây ở bờ hồ, hào hứng bắt chuyện và kết thúc bằng vài cốc hoa quả dầm ở Tô Tịch thì tôi có cần chứng chỉ Toeic không? Hay Trung tâm có đảm bảo cứ đều đặn 2h mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần cày cuốc với giáo trình và giảng viên được quảng cáo là đỉnh cao tri thức, ngùn ngụt nhiệt huyết; tôi sẽ đọc thông viết thạo, giao tiếp như gió và như trong tờ rơi quảng cáo hay không?
Thực tế của tôi và bạn bè tôi hình như đã trả lời không. Không, Trung tâm KHÔNG thể bảo chứng những gì họ hứa và cũng KHÔNG nhất thiết phải học ở Trung tâm để đạt được thứ mình cần. Vì chìa khóa duy nhất nằm ở chính mỗi người. Chẳng nơi nào hay ai có thể thay thế được sự tự học và tư duy chủ động tiếp thu của chúng ta cả. Thậm chí những giáo trình tốt nhất, chương trình học tiên tiến nhất, giáo viên giỏi giang nhất kia cũng chỉ đang lừa mị chúng ta rằng: chúng ta chẳng cần nỗ lực, chẳng cần rèn luyện, chúng ta chỉ cần đến đó ngồi đúng giờ đúng ngày trong 4-6 tháng là đủ. Rồi sau đó, chúng ta hồn nhiên bước ra khỏi cánh cổng đào tạo, sững sờ vì mấy bạn nước ngoài ở hồ Hoàn Kiếm hình như chả nói tiếng Anh, các bạn nói thứ gì đó quá nhanh, quá khó hiểu và khác xa những cô chú trên đĩa bạn vẫn thường nghe mỗi khi tới lớp.
2. Phải chăng ngữ pháp là từ khóa đầu tiên và quan trọng nhất?
Trung tâm anh ngữ nào cũng bắt đầu bằng 1 đến vài quyển giáo trình cần thiết, trong đó dày đặc những quy tắc từ phổ thông tới đặc biệt, cần ghi nhớ bằng mọi giá, kể cả học vẹt. Tôi cũng vậy, tôi cũng từng cầm bảng động từ bất quy tắc tụng như bảng cửu chương. Tôi cũng từng tin ngữ pháp là nền tảng, và gần như là tất cả. Rồi niềm tin đó được bồi đắp khi học thêm tại các Trung tâm, sách học như kinh Thánh và người học là các con chiên ngoan hiền ngày ngày xưng tụng.
Cho đến một mùa hè đẹp trời tôi ra Cát Bà du lịch, tôi nhờ một người nước ngoài chụp ảnh hộ. Tôi đã cố nặn ra mẫu câu tròn trịa và lịch sự nhất để hỏi và người ta có đến mấy chục giây thân thiện cười chờ đợi. Nhưng lạ lùng là cô ý lắc đầu nguầy nguậy từ chối. Em gái tôi lớp 2, chỉ vào cái máy nói “camera”, “picture” và chỉ vào hai chúng tôi thì người ta vui vẻ đồng ý. Hóa ra tôi bị hiểu nhầm là đang xin một bức hình của cô người Mỹ, vì khá riêng tư nên không được đồng ý. Sau đó, tôi có một cuộc nói chuyện rất dài, những câu nói thậm chí chưa đủ chủ vị nhưng đều được hiểu rõ ràng. Thứ tôi thấy vô cùng thiếu thốn lúc đó là từ vựng và khả năng nghe hiểu.
Có lẽ, ngữ pháp không phải là lãnh tụ của cuộc cách mạng ngôn ngữ như các Trung tâm vẫn dạy, vì đến kinh Thánh cũng chỉ dùng để giảng trong giáo đường!
3. Điểm số là mục tiêu tối thượng?
Các Trung tâm anh ngữ hay giật tít những học viên điểm số cao trong các kỳ thi quốc tế, làm bảo chứng cho chất lượng đào tạo của mình. Tôi có người bạn, năm thứ nhất đã 8.5 IELTS, tên tuổi được trưng rất nhiều tại trung tâm cô học ôn 2 tháng nước rút trước khi thi. Những học viên khóa sau nhìn vào đó và trầm trồ, chắc 2 tháng sau, điểm của mình cũng ngất ngư như thế. Nhưng có một sự thực Trung tâm không tiết lộ, đó là bạn tôi từng rất dốt Tiếng Anh, và vì một cú hích cá nhân nên cày cuốc ròng rã 4-5h/ngày suốt 3 năm Phổ thông mới giỏi giang được ngần ấy.
Tôi cũng nhớ như in hồi mới tấp tểnh bước chân vào giảng đường Đại học được làm bài thi Toeic để miễn học ngoại ngữ năm đầu. Có quá trời những người tôi quen, nửa chữ tiếng Anh chẳng nuốt nổi mà vẫn 7-800 điểm. Có lẽ, sự huy hoàng của điểm số không phản ánh được tất cả. Vậy có nhất thiết tìm đến một cái “lò” luyện, đầu tư thời gian và tiền bạc cho những thứ không thực sự giá trị?
4. Bao nhiêu là đủ cho một lớp học?
Trung tâm đưa ra vô vàn mô hình học, cung ứng cả nhu cầu đào tạo 1 thầy 1 trò. Tôi biết, kiểu học đó hiệu quả. Nhưng tôi không chắc có giải pháp kinh tế cho mọi người cùng theo học, không tính cả vấn đề nguồn giảng viên chất lượng cao cũng chưa đảm bảo.
Vậy bao nhiêu thì “vừa đẹp” cho lớp học Ngoại ngữ? Tôi cho rằng 1 – là đủ. 1 mình bạn, với 1 máy tính có nối mạng, với 1 người bạn nước ngoài bất kỳ bắt chuyện được trên đường, với 1 người thầy dẫn hướng và 1 người cùng mục đích đồng hành; 1 là đủ. Bạn có thể kêu lên rằng, như thế là quá nhiều. Vâng, nhưng tôi tìm được tất cả những thành tố đó, mà chẳng cần đến Trung tâm trả tiền cho một học trình 1 – 1.
Bạn cấp 3 của tôi có nhiều người theo đuổi nghiệp sư phạm Anh. Họ có không ít giảng viên nước ngoài tâm huyết. Tôi cứ thi thoảng nhẩn nha đến trường dự chơi những giờ giảng thử rồi lân la bắt chuyện làm quen. Tôi thích học và họ có nhiều thứ để dạy, chúng tôi bắt sóng nhau theo cách đó. Rồi tôi kéo cả cô bạn thân cùng học, tôi có bạn đồng hành. Tôi lên các website tiếng Anh, tập hát và đọc truyện. Những câu chuyện Chicken Soup for Soul tôi đam mê thuở thiếu thời được tải bản gốc về, dịch thử. Dăm ba lần cao hứng đọc nguyên cả bộ tiểu thuyết Anh, sách 1 bên và từ điển 1 bên,…
Vậy nên tôi không nghĩ có con đường nào cực kỳ nhàn tản và rất đỗi giản đơn để tiến bộ và học hỏi. Tôi khuyên bạn đừng đổ tiền vô hạn vào bất cứ MỘT hoạt động thuần túy riêng lẻ nào (dù tuyệt vời tới đâu), vì điều đó không đủ. Hãy dành tiền đóng cho Trung tâm để trả tiền Internet và sử dụng kho tài nguyên vô hạn mà công nghệ mang đến cho chúng ta. Hãy dành tiền đó để đi ra ngoài, rất nhiều và rất xa, tập cho mình thói quen không ngừng và chẳng ngại học hỏi. Hãy tự hiểu chính mình – những thói quen, sở thích và đam mê cộp mác “rất mình” – và tiếp cận nó bằng thứ ngôn ngữ bạn muốn học. Tôi không chắc nó hữu ích với mọi người, nhưng tôi tin, nó tốn ít tiền hơn thử một lớp học tiếng Anh một thầy và mấy chục con người smiley
5. Đi bằng chân tôi hay bằng tai tôi và tiếng hô của họ?
Có một thực tế là cùng lớp học, môi trường học, giáo viên, giáo trình, cả phương pháp dạy cũng hoàn toàn như nhau, nhưng có người giỏi Toán, người giỏi Văn, người thích Sử và người muốn học Sinh,… Vậy sao các Trung tâm chưa từng đặt câu hỏi là nếu đặt các cá thể đó vào cùng một môi trường, liệu có đảm bảo cùng một đầu ra như họ cam kết?
Mỗi cá nhân có cách tiếp nhận và ghi nhớ thông tin khác nhau, việc học ở Trung tâm chỉ là định hướng chung nhất, không mang tính duy nhất. Có quá ít Trung tâm có khả năng định hướng tốt và truyền cảm hứng cho học viên để họ tìm được một con đường phù hợp có thể theo đuổi dài lâu. Trung tâm dạy chúng ta ngữ pháp nhưng không dạy chúng ta cách viết văn; dạy chúng ta nói những không giúp ta giao tiếp tốt;… Để sử dụng ngoại ngữ trong mọi mục đích cần thiết là một câu chuyện dài mà chúng ta phải tự đi tìm mở đầu và kết thúc. Như tôi từng luyện tai bằng cách nghe đủ thể loại bài giảng về bộ não con người mà tôi rất thích; nó không giúp tôi quá nhiều trong các bài thi nhưng giúp tôi kết bạn với một giáo viên trẻ người Canada sang Việt Nam trải nghiệm. Chúng tôi nói về sự kì diệu của các nơ ron và tôi có thêm rất nhiều giờ luyện phát âm, luyện viết thư hoàn toàn miễn phí với một người – bản – địa – đích – thực (thứ mà các Trung tâm rao bán cho chúng ta với giá cắt cổ).
Vậy, hãy khôn ngoan khi lắng nghe tiếng hô hào ngọt ngào của họ!
6. Tôi đã sẵn sàng cho việc chuyển nấc trình độ chưa?
Các Trung tâm mở ra ngày càng nhiều các khóa học ngoại ngữ, cấp độ cứ tăng dần và nhiều thêm mãi. Nhưng bạn có thực sự cần IELTS hay TOEFL? Có bao nhiêu người luyện thi cần chứng chỉ để xin học và xin việc thực sự? Bao nhiêu người dùng được ngôn ngữ để học và làm sau khi có chứng chỉ đó làm giấy thông hành?
Rồi các Trung tâm cũng bơm vào bạn niềm ham thích chuyển lên một trình độ khác. Họ không quan tâm bạn đang ở đâu, thực đấy, ít nhất là đa số họ không màng đến lợi ích mà bạn nhận được. Mong muốn của bạn, sự hứng khởi của bạn, kể cả điểm xuất phát thấp hay cao của bạn nữa. Vì cái họ kỳ vọng khi thuê mặt bằng và tổ chức lớp học – là lợi nhuận. Có quá ít Trung tâm tôn trọng học viên thực sự.
Nên bạn có 2 lựa chọn: tự tìm hiểu chính mình rồi quyết định; hoặc bơi ra thị trường giáo dục xô bồ ngoài kia và cố kiếm tìm một cái tên đủ chất lượng. Tôi mong bạn may mắn, trong cả hai chọn lựa trên!
7. Ồ, báo cáo kết quả học tâm sự gì về tôi?
Các trung tâm nhiều khi thể hiện tính chuyên nghiệp bằng cách yêu cầu giáo viên phụ trách lớp học báo cáo đánh giá tình hình của từng người học. Ủ rũ lo phiền khi biết được mình phải“cần cố gắng”? Hay thấy mình bay bổng trên đỉnh Everest khi được khen đầy năng khiếu và có tiềm năng? Trước lúc quyết định vui hay buồn, có hai thực tế bạn nên biết:
  • Giáo viên không hề thích thú với chuyện viết mấy cái báo cáo đó, vì họ phải mất thời gian và công sức cho một việc mà rất có thể không được trả một đồng lương nào. Thậm chí, bạn còn thấy những nhận xét của mình na ná người bên cạnh, hoặc chung chung kiểu như “Tốt, không tồi, tư duy mạch lạc,…”, trong khi bạn đang trông đợi mòn mỏi nhận xét chính xác về khả năng phát âm, hay khả năng tiếp thu ngôn ngữ; vốn từ vựng hay cách diễn đạt suy nghĩ,…
  • Các báo cáo dù tốt hay tồi đều không có nhiều tác động đến động lực học tập của bạn. Cái bạn cần hơn là một người đồng hành để cùng bạn vượt qua những ngáng trở trong học tập và kìm chế thói tự mãn khi bạn cho rằng mình đã vươn tới đỉnh cao. Một người thực sự biết bạn đang ở đâu và quan tâm bạn muốn ở đâu; chứ không phải người ngồi nặn ra mấy dòng nhận xét chung chung cho bạn. Vậy, hãy tìm Trung tâm nào cho bạn người đồng hành đó; hoặc tiết kiệm công sức và tiền bạc của bạn, lao ra ngoài kia, tự tìm lấy một người phù hợp.
Nên, đừng quá xem trọng những bảng đánh giá, nó chẳng có mấy nghĩa lý đối với việc bạn đã, đang và sẽ học như thế nào.
8. Nguồn tài liệu – in, photo hay download?
Có rất nhiều nguồn tài liệu cho việc học, mỗi trung tâm sẽ PR cho một loạt các giáo trình hay ho khác nhau. Bạn đến nghe họ, thấy mình “siêu” cần những thứ kiến thức tuyệt vời đó. Tất cả những hào hứng thành động lực cho hành vi chi tiền rinh về. Thường có hai hệ quả: chất đống ở đấy cho bụi bám đầy hoặc xót của mà nhồi lấy nhồi để dù không thực hiệu quả?!
Tôi cũng từng ngớ ngẩn như thế – hốt về tất cả những gì hay, quý, ngon, bổ và không – hề – rẻ mà các Trung tâm rao giảng. Kết quả là những cuốn tài liệu sống mãi với thời gian còn nguồn cảm hứng của tôi vơi cạn ngay sau ngày tha chúng về và “trải nghiệm” độ chục trang. Có quá ít thứ tôi thích thực sự so với núi tiền đổ vào để mua tài liệu. Thứ duy nhất tôi ngộ ra là phải cố nhận ra mình biết cái gì, cần những gì rồi đứng dậy và tự đi tìm những thứ phù hợp. Và khi tự mình tìm mua hay tìm down thì khả năng phù hợp cao hơn là nghe lời khuyên từ người khác. Tôi không nói các Trung tâm khuyên bạn sai, nhưng gout của bạn và của họ, có thể chẳng đồng điệu lắm đâu!
Có nhiều lắm những câu hỏi đã nảy ra trong tư duy của tôi như thế, không phải thứ 9, thứ 10 đâu mà đến hàng nghìn. Nhưng chừng đó câu trả lời đủ khiến tôi muốn nhận định, các Trung tâm Ngoại ngữ sắp đến “bờ vực” rồi vì đến những con gà một thời như tôi cũng đã biết khôn trong việc học tiếng Anh với túi tiền hạn hẹp của mình sao cho bớt rủi ro và thêm hiệu quả.
Trung tâm Anh ngữ I-CLC
Lầu 5, tòa nhà M-H, 728-730 Võ Văn Kiệt, Quận 5
Tel:  08.39225.990
Email:    info@i-clc.edu.vn
Web:     www.i-clc.edu.vn
Tel 08 39225 990 Hotline 0918 343 393  để biết thông tin ghi danh và đăng ký. 

Tạo khung comment G+ cho blogger->Seo website top 1 Google nhanh ->Quảng cáo trực tuyến hiệu quả
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Trung tâm anh ngữ | Anh văn giao tiếp | Quảng cáo Google Adwords | Dịch vụ Seo | Seo website | Bảng giá Seo website | Quảng bá website | Đào tạo Seo